Răng sâu tới tủy là tình trạng răng đã bị sâu nặng, lây lan tới tủy răng và gây viêm. Nếu không sớm được điều trị kịp thời có gây nhiều biến chứng tới sức khỏe răng miệng. Vậy dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thế nào? Câu trả lời sẽ được tìm thấy trong bài viết dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết răng sâu tới tủy
Sâu răng là quá trình vi khuẩn tấn công cấu trúc răng, khiến mô răng bị tổn thương, hư vỡ. Sâu răng lâu ngày không được điều trị, tạo điều kiện cho vi khuẩn càng tấn công phá hủy mô răng, ăn sâu vào bên trong tủy răng, gây ra tình trạng răng sâu vào tủy, gây viêm tủy răng.
Răng sâu tới tủy có nên nhổ không*
Khi răng sâu tới tủy, người bệnh không chỉ cảm thấy đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng tới việc ăn nhai mà mức độ đau nhức ngày một tăng, ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể nhận biết dấu hiệu răng sâu đến tủy qua các dấu hiệu sau:
- Giai đoạn chớm đầu: Bạn thỉnh thoảng thấy đau nhức răng, đặc biệt là khi ăn uống phải thực phẩm nóng lạnh, hay có những thay đổi về áp suất.
- Giai đoạn răng sâu vào tủy: Những cơn đau nhức sẽ đến nhiều hơn, cường độ nặng hơn. Răng bị sâu vào tùy sẽ rất đau buốt, kéo dài liên tục, đau nhức nhiều về đêm, khiến bạn mệt mỏi, khó chịu, ăn uống không ngon miệng, gián đoạn mọi công việc khi bị đau nhức.
- Giai đoạn viêm tủy nặng: Đây là dấu hiệu răng sâu đến tủy rất nghiêm trọng nếu không được điều trị tủy răng sẽ gây viêm tủy răng, hoại tử tủy. Khi tủy răng đã chết, bạn sẽ không thấy đau, vị trí sâu răng có thể bị lồi thịt.
Có nên nhổ răng sâu tới tủy không?
Răng sâu tới tủy có nên nhổ không cũng là vấn đề khiến nhiều người thắc mắc. Để xác định răng sâu đến tủy có nên nhổ hay không hay răng sâu phải nhổ khi nào, nha sỹ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể sau khi thăm khám.
Khi vết sâu quá nặng, phần thân răng bị vỡ gần hết không thể hàn trám hay bọc sứ, tủy bị áp xe thì việc nhổ răng sâu là điều cần thiết. Một khi tủy gây áp xe xương ổ răng thì nguy cơ gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến các răng kế bên là không tránh khỏi.
Răng sâu tới tủy cần chữa trị sớm nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe*
Tuy nhiên, thực tế cũng có nhiều bệnh nhân răng bị sâu vào tủy nhưng không cần nhổ mà được chỉ định điều trị tủy. Có hai trường hợp cơ bản cần phải điều trị tủy:
Thứ nhất: Răng bị hư tủy sâu nặng do vi khuẩn gây nên nhưng không được điều trị kịp thời. Vi khuẩn lan dần và xâm lấn đến buồng tủy, dần dần dẫn đến tình trạng tủy bị viêm. Khi đó, điều trị lấy tủy sẽ là biện pháp duy nhất để loại bỏ các mô tủy bị hoại tử, giúp giữ được răng mà không cần nhổ bỏ, tránh viêm nhiễm xương ổ răng.
Thứ hai: Răng bị chấn thương nặng, mất nhiều mô răng làm lộ phần tủy trong buồng tủy ra. Khi đó tủy bị viêm nhiễm nặng nên cần được điều trị nội nha càng sớm càng tốt.
Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về vấn đề răng sâu tới tủy đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cùng kinh nghiệm hữu ích giúp cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
No comments:
Post a Comment