Sunday, March 6, 2022

Niềng răng mặt trong trong trường hợp nào

  Ngày nay, việc niềng răng ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên nhiều người thường e ngại vấn đề thẩm mỹ và hạn chế khi có một hệ thống mắc cài trên răng. Để khắc phục nhược điểm này, phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong ra đời.


Niềng răng mặt trong có hiệu quả không?


Muốn biết niềng răng mặt trong có hiệu quả không bạn cần tìm hiểu về ưu và nhược điểm của phương pháp này, để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn và tẩy trắng răng nha khoa có hiệu quả.

Niềng răng mặt trong trong trường hợp nào

Ưu điểm của niềng răng mặt trong


Vì là sử dụng mắc cài mặt trong nên bạn có thể tự tin giao tiếp mà không sợ mắc cài làm bạn khó chịu. Phương pháp này mang lại cho bạn nụ cười tự nhiên mà không e ngại, không ai có thể biết bạn đang niềng răng.


Phương pháp này vừa đảm bảo tính thẩm  mỹ vừa có hiệu quả cao, cho hiệu quả trọn đời, dịch chuyển răng vệ đúng vị trí.


Khi đeo mắc cài, bạn vẫn có thể ăn nhai tốt, khả năng chịu lực nắn chỉnh tốt, không gây hôi miệng nếu bạn biết cách vệ sinh.


Nhược điểm của niềng răng mặt trong


Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của niềng răng mặt trong thì phương pháp này có nhược điểm là thời gian điều trị dài hơn so với các loại niềng răng mặt ngoài.


Niềng răng mặt trong cũng gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, chính vì vậy nếu không biết vệ sinh đúng cách sẽ gây ra các bệnh lý răng miệng như hôi miệng, viêm nướu. 

Vì mắc cài được đặt bên trong sẽ làm vướng víu cho lưỡi và khó phát âm hơn.

Phương pháp niềng răng mặt trong sẽ có chi phí cao hơn so với các phương pháp niềng răng khác. 

Phương pháp niềng răng nào cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng. Với những ưu điểm vượt trội mà niềng răng mặt trong mang lại, đang được rất nhiều khách hàng chọn lựa.


Niềng răng mặt trong trong trường hợp nào?


Niềng răng mặt trong được đánh giá là phương pháp niềng có tính thẩm mỹ cao vì nhìn từ ngoài rất khó để biết bạn đang thực hiện niềng răng. Do đó, niềng răng mặt trong phù hợp với các trường hợp sau:


– Bệnh nhân có răng hô, móm nhẹ


– Răng khấp khểnh hoặc răng thưa


– Răng sai lệch khớp cắn