Sunday, December 26, 2021

Vì sao phải cạo vôi răng

 Vôi răng là gì? Vôi răng là một chất lắng cặn cứng của các muối vô cơ gồm canxi carbonat và phosphate phối hợp với cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng), vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô, sự lắng đọng sắt của huyết thanh, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới bờ lợi (còn gọi là vôi răng). Cạo vôi răng xong mới có thể bọc sứ răng cửa được hiệu quả.

Vì sao phải cạo vôi răng-1

Vì sao phải cạo vôi răng?


Cạo vôi răng là thao tác giúp loại bỏ những mảng bám trên răng từ việc thức ăn thừa tích tụ lâu ngày kết hợp cùng vi khuẩn trong miệng tạo thành. Vôi răng thường xuất hiện bám quang cổ chân răng rất cứng chắc, bám dính trên răng. 


Vôi răng không gây ra đau nhức nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và cũng là nguyên nhân gây ra những bệnh lý về răng miệng khác. Bên cạnh đó, chúng còn khiến người bệnh không tự tin trong giao tiếp vì hàm răng không trắng sáng.


Chỉ cần bạn để ý bạn nhìn thấy vôi răng hình thành ngay chân răng bởi chúng có màu nâu đỏ, hoặc nâu vàng. Vôi răng tích tụ lâu ngày nếu không được làm sạch rát dễ gây ra những bệnh nguy hiểm. Chính vì thế bạn nên tìm đến các trung tâm nha khoa để cạo vôi răng và ngăn chặn những bệnh lý nguy hiểm cho răng miệng có thể hình thành.

Vì sao phải cạo vôi răng-2

Quy trình cạo vôi răng chuyên nghiệp


Quy trình cạo vôi răng luôn được thực hiện nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế nhằm đảm bảo ca điều trị luôn diễn ra an toàn và có kết quả tốt nhất. 


Bước 1: Đầu tiên, bác sĩ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại. Sau đó, dựa vào những dữ liệu này, bác sĩ tư vấn cho bạn phương pháp xử lý phù hợp nhất, nhằm đảm bảo mang lại hiệu quả điều trị tối ưu.


Bước 2: Trước khi tiến hành lấy cao răng, bạn được vệ sinh khoang miệng sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Đồng thời, bác sĩ tiến hành điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng.


Bước 3: Bác sĩ tiến hành lấy cao răng bằng công nghệ siêu âm không đau. Các mảng bám thức ăn và vi khuẩn được loại bỏ sạch sẽ ra khỏi răng và nướu một cách rất nhanh chóng, mà không gây ra cảm giác đau nhức hay khó chịu cho bạn.


Bước 4: Bác sĩ thực hiện đánh bóng bề mặt răng của bạn bằng chổi đánh bóng và thuốc đánh bóng chuyên dụng. 


Cạo vôi răng giúp cho răng sạch và khỏe hơn nhưng không có tác dụng làm trắng răng. Muốn sở hữu một hàm răng vừa sạch khỏe, vừa trắng đẹp, bạn cần thực hiện tẩy trắng răng.

Sunday, December 12, 2021

Quy trình làm cầu răng sứ chuẩn

Làm cầu răng sứ là một trong những kỹ thuật phục hình răng phổ biến hiện nay, được đánh giá cao về tính thẩm mỹ, có thời gian thực hiện nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Ứng dụng công nghệ mới trong làm cầu răng sứ, nha khoa Đăng Lưu sẽ là địa chỉ uy tín mà bạn có thể yên tâm lựa chọn.

Quy trình làm cầu răng sứ chuẩn-1

Làm cầu răng sứ là gì?


Cầu răng sứ được ứng dụng trong trường hợp cần thay thế một hoặc 2 răng bị mất, bằng cách bắt cầu 2 bên giữa những răng bị mất. Cầu răng sứ bao gồm 2 mão răng được gắn vào 2 đầu khoảng mất răng, và 1 hoặc 2 răng giả ( tùy thuộc số lượng răng mất) nằm ở giữa 2 mão răng này. Trong đó, 2 chiếc răng khỏe mạnh hai bên được mài cùi, sau đó gắn mão răng lên và đảm nhiệm vị trí làm trụ đỡ.


Các bước niềng răng hô hàm trên hiệu quả?

Ưu điểm lớn nhất của cầu răng sứ là khả năng phục hình răng mất nhanh chóng, chỉ từ 2 - 3 ngày. Bên cạnh đó, chi phí thực hiện cầu răng sứ thấp hơn nhiều so với trồng răng Implant. Chi phí này phụ thuộc nhiều vào vật liệu sứ được chọn để làm cầu răng.


Tuy nhiên, để thực hiện hiện phương pháp này, bác sĩ buộc phải mài ít nhất hai răng kế cận răng bị mất để làm trụ răng. Mài răng làm cho răng thật bị yếu dần đi. Khi chúng không còn đủ khỏe để làm trụ, bạn phải thay cầu răng sứ mới.


Bên cạnh đó, cầu răng sứ chỉ thay thế cho thân răng mà không can thiệp đến xương hàm. Sau một thời gian, vị trí mất răng có thể bị tiêu xương dẫn đến tụt nướu, lộ chân răng của răng trụ gây mất thẩm mỹ. 

Quy trình làm cầu răng sứ chuẩn-2

Quy trình làm cầu răng sứ chuẩn


Tại nha khoa, cầu răng sứ là một quy trình khép kín, được thực hiện tuần tự theo các bước sau:


Bước 1: Thăm khám vùng răng bị mất và tình trạng của các răng thật xung quanh. Từ đó, xác định số lượng răng cần mài chỉnh, loại răng sứ nên sử dụng, các kỹ thuật điều trị hỗ trợ, chi phí thực hiện và tư vấn, giải thích rõ ràng cho bạn.


Bước 2: Vệ sinh răng miệng cho bạn để tránh tình trạng lây nhiễm chéo. Sau đó, gây tê vùng răng cần điều trị để bạn không cảm thấy ê buốt trong quá trình mài răng.


Bước 3: Tiến hành mài răng theo tỷ lệ đã được tính toán từ trước. Quá trình mài răng diễn ra khá nhanh chóng chỉ khoảng 10 - 15 phút cho mỗi răng. Sau khi mài răng, bác sĩ so màu răng, lấy dấu hàm cho bạn và gắn răng tạm cho bạn. Lúc này, bạn có thể về nhà nghỉ ngơi và đợi cầu răng sứ.


Bước 4: Bác sĩ ướm thử mão răng sứ lên trên các trụ răng thật, nếu không có vấn đề cố định bằng chất gắn chuyên dụng. Quá trình trồng răng sứ bắc cầu đến đây là hoàn tất.

Wednesday, December 8, 2021

Niềng răng mắc cài kim loại là gì

Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha, được chỉ định cho những trường hợp có khiếm khuyết về răng, giúp khách hàng có một nụ cười đẹp và tự tin hơn. Hiện nay, mắc cài kim loại là đang mắc cài được nhiều khách hàng lựa chọn nhất.

Niềng răng mắc cài kim loại là gì-1

Niềng răng mắc cài kim loại là gì?


Niềng răng mắc cài kim loại có độ bền cao, cứng chắc, lực tác dụng đều và ổn định. Có hai loại mắc cài kim loại được sử dụng phổ biến hiện nay là mắc cài kim loại truyền thống và mắc cài kim loại tự buộc. Răng lệch nhẹ bọc răng sứ có tốt không


Theo các tài liệu ghi chép về tiến trình phát triển của các phương pháp chỉnh nha thì niềng răng bằng mắc cài kim loại đã tồn tại từ rất lâu và hiệu quả đối với chỉnh răng hô, móm, thưa, lệch lạc từ khó đến phức tạp... Với chất liệu hợp kim không gỉ Niken - Titanium, niềng răng mắc cài kim loại có độ bền, cứng chắc, lực tác dụng đều và ổn định.

Niềng răng mắc cài kim loại là gì-2

Quy trình niềng răng mắc cài kim loại


Giai đoạn 1: Bác sĩ khám răng – miệng tổng quát và lấy dấu mẫu hàm, chụp hình trong miệng – ngoài mặt để bác sĩ xem xét và tư vấn chính xác về tình trạng răng miệng, lên kế hoạch điều trị.


Giai đoạn 2: Trước khi gắn mắc cài, bác sĩ giúp bạn kiểm tra lại tình trạng răng, điều trị các bệnh lý như trám răng, cạo vôi răng, chữa tủy, trị viêm nha chu… 


Giai đoạn 3: Tùy vào tình trạng răng mà bác sĩ điều trị tiến hành các loại gắn mắc cài khác nhau cho bạn như tách kẽ răng, lấy dấu có khâu, gắn khâu... 


Giai đoạn 4: Mắc cài được gắn trực tiếp trên răng, dây cung được đặt vào rãnh các mắc cài để tạo lực siết di chuyển răng.


- Bước 1: Bác sĩ đánh bóng nhẹ bề mặt răng của bạn.


- Bước 2: Sử dụng một dụng cụ banh miệng bằng nhựa để kéo hai bên má ra hai bên. Tiếp theo làm khô răng và bôi lên bề mặt răng một chất keo nha khoa đặc biệt, để giữ các mắc cài ở trên răng.


- Bước 3: Mắc cài được đặt trên răng và keo cứng lại một cách nhanh chóng nhờ ánh sáng trùng hợp.


- Bước 4: Sau khi tất cả các mắc cài đã được đặt chắc chắn trên răng, dây cung được đặt trên rãnh mắc cài và cố định bằng thun chuyên dụng.


Giai đoạn 5: Ở giai đoạn này thông thường sau 3 đến 6 tuần, bác sĩ hẹn bạn đến nha khoa để tái khám và thực hiện các bước điều trị như thay thun, thay dây cung môi, tăng lực siết hàm và vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng…


Giai đoạn 6: Đến thời gian dự kiến như trong phác đồ điều trị và bản cam kết, bác sĩ tiến hành tháo mắc cài, dây cung và các khí cụ trên răng của bạn. Thời gian sau đó để đảm bảo răng không bị xô lệch trở lại, bác sĩ khuyên bạn nên đeo hàm duy trì để ổn định răng.


Trên đây là thông tin cơ bản về phương pháp niềng răng mắc cài kim loại. Nếu bạn vẫn còn phân vân trong việc lựa chọn phương pháp nào của niềng răng mắc cài kim loại, hãy trực tiếp đến ngay nha khoa để được thăm khám và tư vấn miễn phí.